ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU XĂNG DẦU
I. Đối
tượng áp dụng: theo Điều
2 Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ quy định
1.
Nghị định này áp dụng đối với thương nhân Việt Nam theo quy định của Luật
Thương mại.
2.
Nghị định này không áp dụng đối với thương nhân nhập khẩu, sản
xuất và pha chế các loại xăng dầu chuyên dùng cho nhu cầu riêng của mình, không
lưu thông trên thị trường theo quy định của Bộ Công Thương.
II. Điều
kiện cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu: theo
Điều 7 Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ quy định
Thương
nhân có đủ các điều kiện quy định dưới đây được cấp Giấy phép kinh doanh xuất
khẩu, nhập khẩu xăng dầu:
1. Doanh nghiệp được
thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
có đăng ký kinh doanh xăng dầu;
2. Có cầu cảng chuyên
dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam, bảo đảm tiếp nhận được tầu
chở xăng dầu nhập khẩu hoặc phương tiện vận chuyển xăng dầu khác có trọng tải
tối thiểu bảy ngàn tấn (7.000T), thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu
hoặc thuê dài hạn từ năm (05) năm trở lên;
3. Có kho tiếp nhận
xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu mười lăm ngàn mét khối (15.000m3) để
trực tiếp nhận xăng dầu từ tầu chở dầu và phương tiện vận tải xăng dầu khác,
thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng dài hạn từ năm
(05) năm trở lên;
4. Có phương tiện vận
tải xăng dầu chuyên dụng thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê
sử dụng dài hạn từ năm (05) năm trở lên để bảo đảm cung ứng xăng dầu cho hệ
thống phân phối của mình;
5. Có hệ thống phân
phối xăng dầu của mình: tối thiểu mười (10) cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc
đồng sở hữu và hệ thống đại lý tối thiểu bốn mươi (40) đại lý bán lẻ xăng dầu;
6. Thương nhân kinh
doanh xuất khẩu, nhập khẩu nhiên liệu bay không bắt buộc phải có hệ thống phân
phối quy định tại khoản 5 Điều này nhưng phải có phương tiện tra nạp nhiên liệu
bay thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu của thương nhân.
III. Thẩm
quyền, hồ sơ, trình tự cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu :
theo Điều 8 Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày
15/10/2009 của Chính phủ quy định
1. Bộ Công Thương có
trách nhiệm cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu cho các
thương nhân có đủ các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này.
2. Hồ sơ đề
nghị cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu
a)
Đối với trường hợp cấp mới, hồ sơ gồm:
-
Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu theo Mẫu số
1 kèm theo Nghị định này;
-
Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
-
Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu theo quy
định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 7 Nghị định này, kèm theo các tài liệu chứng
minh;
-
Danh sách cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu và danh sách
tổng đại lý, đại lý thuộc hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân theo quy
định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định này, kèm theo các tài liệu chứng minh.
b)
Đối với trường hợp cấp bổ sung, sửa đổi
Trường
hợp có thay đổi các nội dung của Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng
dầu, thương nhân phải lập hồ sơ gửi về Bộ Công Thương đề nghị bổ sung, sửa đổi
Giấy phép. Hồ sơ gồm:
-
Văn bản đề nghị bổ sung, sửa đổi;
-
Bản gốc Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đã được cấp;
-
Các tài liệu chứng minh yêu cầu bổ sung, sửa đổi.
c)
Đối với trường hợp cấp lại
Trường
hợp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu bị mất, bị cháy, bị tiêu
hủy dưới hình thức khác, thương nhân phải lập hồ sơ gửi về Bộ Công Thương đề
nghị cấp lại Giấy phép. Hồ sơ gồm:
-
Văn bản đề nghị cấp lại;
-
Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu
(nếu có).
Trường
hợp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hết hiệu lực thi hành,
thương nhân phải lập hồ sơ như đối với trường hợp cấp mới quy định tại điểm a
khoản này và gửi về Bộ Công Thương trước ba mươi (30) ngày, trước khi Giấy phép
hết hiệu lực.
3. Trình tự cấp Giấy
phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu
a)
Thương nhân gửi hồ sơ về Bộ Công Thương.
b)
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ
Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh xuất
khẩu, nhập khẩu xăng dầu theo Mẫu số 2 kèm theo Nghị định này cho thương nhân.
Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Công Thương phải trả lời bằng văn bản và
nêu rõ lý do.
c)
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng bảy (07) ngày kể từ ngày tiếp nhận
hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.
4. Giấy phép kinh
doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu có thời hạn hiệu lực là năm (05) năm kể
từ ngày cấp.
5. Thương nhân được
cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu phải nộp phí và lệ phí
theo quy định của Bộ Tài chính.
6. Giấy phép kinh
doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu bị thu hồi trong các trường hợp: hết thời
hạn hiệu lực thi hành; thương nhân không tiếp tục hoạt động kinh doanh xuất
khẩu, nhập khẩu xuất khẩu; thương nhân bị phá sản theo luật
IV. Quyền
và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu: theo Điều 9 Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009
của Chính phủ quy định
1. Căn cứ hạn mức
nhập khẩu tối thiểu Bộ Công Thương giao hàng năm, thương nhân xuất khẩu, nhập
khẩu xăng dầu có trách nhiệm nhập khẩu bảo đảm chất lượng, đủ số lượng, cơ cấu
chủng loại cho hệ thống phân phối và mức dự trữ lưu thông xăng dầu tối thiểu
theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
2. Xuất khẩu (xăng
dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập
khẩu), tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên
liệu theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.
3. Được mua bán xăng
dầu, nguyên liệu với các thương nhân đầu mối khác.
4. Chấp hành các quy
định và chịu trách nhiệm về giá, số lượng, chất lượng xăng dầu bán ra trên thị
trường.
5. Ngoài việc bán
trực tiếp cho các hộ công nghiệp, chỉ được ký hợp đồng với các thương nhân đủ
điều kiện làm tổng đại lý, đại lý quy định tại Điều 13, Điều 14 và các thương
nhân này không vi phạm quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 17 Nghị định này;
phải đăng ký hệ thống phân phối theo quy định của Bộ Công Thương.
6. Phải quy định
thống nhất việc ghi tên thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu
tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình và tổ chức kiểm
tra, giám sát các doanh nghiệp thuộc hệ thống phân phối của mình. Việc sử dụng
biểu tượng (lô gô), nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại của thương nhân kinh doanh
xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu phải phù hợp với Luật Sở hữu trí tuệ và các quy
định khác của pháp luật.
7. Chỉ được chuyển
tải, sang mạn xăng dầu tại các vị trí do Bộ Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định; chuyển tải, sang mạn xăng
dầu từ tàu lớn hoặc phương tiện vận tải khác mà cảng Việt Nam không có khả năng
tiếp nhận trực tiếp do cơ quan cảng vụ quy định.
8. Tuân thủ các quy
định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá
trình hoạt động kinh doanh.
9. Được quyền nhập
khẩu hoặc mua trong nước nguyện liệu để pha chế xăng dầu. Việc nhập khẩu nguyên
liệu phải theo kế hoạch đã đăng ký sau khi được Bộ Công Thương xác nhận, thông
báo cho cơ quan hải quan làm thủ tục và kiểm soát việc nhập khẩu nguyên liệu
của thương nhân.
10.
Được thực hiện các dịch vụ cung ứng nhiên liệu bay nếu đáp ứng đủ các điều kiện
theo quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
11. Được áp dụng các
công cụ, nghiệp vụ phát sinh phù hợp với thông lệ quốc tế để giao dịch, mua bán
xăng dầu.
Tài liệu tham
khảo
- Nghị định
84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ quy định về kinh doanh xăng dầu và
điều kiện kinh doanh xăng dầu tại thị trường Việt Nam (Hiệu lực kể từ ngày 15/12/2009).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét