Sét là một hiện tượng tự nhiên hết sức nguy hiểm đối với con người, các công trình dân dụng và công nghiệp. Riêng đối với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, nói sát hơn là các cửa hàng kinh doanh xăng dầu thì trong các văn bản của nhà nước ta có quy định như Tiêu chuẩn quốc gia về xây dựng, nâng cấp, sửa chữa cửa hàng kinh doanh xăng dầu có quy định về PCCC liên quan đến sét, TCVN, ..... Tuy nhiên, các văn bản này rất ngắn gọn, chỉ miêu tả một vài yêu cầu mà không nêu ra giải pháp cụ thể dẫn đến khi các bạn mở cửa hàng kinh doanh xăng dầu sẽ rất lúng túng khi nghiệm thu hạng mục PCCC đối với cửa hàng kinh doanh xăng dầu với cơ quan cảnh sát PCCC tại địa phương.
Từ bài viết này mình sẽ có những bài viết tiếp theo nữa để các bạn nắm rõ hơn về nguyên nhân và các biện pháp phòng chống cháy nổ có nguyên nhân từ sét đối với cửa hàng kinh doanh xăng dầu.
Chống sét đối với cửa hàng kinh doanh xăng dầu thì nó sẽ có 3 phần chính chúng ta thường hay gặp tới có quy định của nhà nước là:
- Chống sét đánh trực tiếp.
- Chống sét cảm ứng.
- Chống tĩnh điện.
Lần lược mình sẽ đi từng phần cụ thể.
PHẦN 1: SƠ LƯỢC VỀ SÉT
2/6/14
Điều kiện về phòng chống cháy nổ trong kinh doanh xăng dầu?
Để bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ trong kinh doanh xăng dầu cần tuân thủ các điều kiện quy định tại Luật Phòng cháy và chữa cháy (Luật PCCC), các Nghị định của Chính phủ: số 84/2009/NĐ-CPngày 15.10.2009 về kinh doanh xăng dầu (NĐ 84), số 35/2003/NĐ-CP ngày 04.4.2003quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (NĐ35), số 46/2012/NĐ-CP ngày 22.5.2012 (NĐ46) về sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ 35 và số 104/2009/NĐ-CP ngày09.11.2009 quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằngphương tiện giao thông cơ giới đường bộ (NĐ 104).
- NĐ84 quy định:
* Cơ sở kinh doanh xăng dầu phải thường xuyên bảo đảm các quy định của pháp luật vềphòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanhxăng dầu (Điều 6).
*Thương nhân kinh doanh xăng dầu phải tổ chức kiểm tra định kỳ các cơ sở kinhdoanh xăng dầu để thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòngcháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường (Điều6).
*Các cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh, nhân viên trực tiếpsử dụng phương tiện vận tải tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu phảiđược đào tạo nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môitrường theo qui định hiện hành (Mục 5Điều 13; Mục 3 Điều 14; Mục 3, Điều 15; Mục 3 Điều 18; Mục 3 Điều 19).
- Cụ thể như sau:
(a)Điều kiện an toàn Phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở chế biến, tồn chứa và phânphối xăng dầu:
Đốivới cơ sở sản xuất, chế biến xăng dầu; kho xăng dầu có tổng dung tích 500m3trở lên; cửa hàng kinh doanh xăng dầu, trước khi đưa vào hoạt động Người đứng đầucơ sở phải có văn bản thông báo cam kết với Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữacháy về việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy; đồng thờigửi kèm theo các giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng đầy đủ các điều kiệnan toàn về phòng cháy và chữa cháy, bao gồm:
- Bảnsao “Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy”; văn bản nghiệm thuvề phòng cháy và chữa cháy;
- Bảngthống kê các phương tiện phòng cháy và chữa cháy; phương tiện, thiết bị cứu ngườiđã trang bị cho cơ sở;
- Quyếtđịnh thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những ngườiđã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy;
- Phươngán chữa cháy;
- Bảnsao các quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòngcháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơsở;
- Quyđịnh về phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy của cơ sở;
- Cácquy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với đặc điểm tínhchất hoạt động của cơ sở.
(Theo Mục 1, Điều 1 và Phụ lục 2 của NĐ 46)
(b)Điều kiện an toàn Phòng cháy chữa cháy trong hoạt động vận chuyển xăng dầu:
Đốivới Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn phòngcháy chữa cháy, gồm tàu thủy, tầu hỏa chuyên dùng vận chuyển xăng dầu, khi chếtạo mới hoặc hoán cải phải được thẩm duyệt và nghiệm thu về Phòng cháy chữacháy. Trước khi đưa vào hoạt động, chủ phương tiện phải có văn bản thông báocam kết với Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về việc đáp ứng đầy đủ cácđiều kiện về phòng cháy và chữa cháy; đồng thời gửi kèm theo các giấy tờ, tàiliệu chứng minh việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữacháy, cụ thể như sau:
- Bảnsao “Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy”; văn bản nghiệm thuvề phòng cháy và chữa cháy;
- Bảnsao các quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòngcháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơsở;
- Bảnsao giấy chứng nhận đã qua huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy của Cơquan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền cấp cho người điều khiểnphương tiện làm việc;
- Bảngthống kê các phương tiện phòng cháy và chữa cháy; phương tiện, thiết bị cứu ngườiđã trang bị cho phương tiện;
(Theo Mục 1, Điều 1 của NĐ 46)
Đốivới Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển xăng dầu phải có “giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm vềcháy nổ” do Bộ Công An cấp.
(Theo Mục 3, Điều 12 NĐ 35; Điều 18 NĐ 104 và Thông tư số 35/2010/TT-BCA ngày11.10.2010 của Bộ Công An quy định về cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ côngnghiệp và hàng nguy hiểm).
(c) Về việc kiểm traviệc chấp hành các quy định của Pháp luật về phòng cháy và chữa cháy (Điều 19 NĐ 35):
· Nộidung kiểm tra bao gồm:
- Việcthực hiện điều kiện về an toàn Phòng cháy chữa cháy đối với các cơ sở chế biến,tồn chứa và phân phối xăng dầu, phương tiện vận chuyển xăng dầu theo quy định củaNĐ 35 và các quy định khác của Pháp luật.
- Việcthực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy đối với người đứng đầu cơ sở kinhdoanh xăng dầu theo quy định của NĐ 35 và các quy định khác của Pháp luật.
- Việcchấp hành các tiêu chuẩn và quy định của pháp luật về Phòng cháy và chữa cháyvà các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của Người hoặc cơ quan có thẩm quyền.
· Chếđộ kiểm tra: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất.
Thủ tục và hồ sơ thiết kế sửa chữa, nâng cấp, xây dựng lại của hàng xăng dầu
Hướng dẫn thủ tục và hồ sơ thiết kế sửa chữa, nâng cấp, xây dựng lại
cửa hàng xăng dầu theo Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND ngày 09/5/2012
của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
1. Sở Cảnh sát PC&CC thành phố Hồ Chí Minh thực
hiện thẩm duyệt về PCCC đối với hồ sơ thiết kế sửa chữa, nâng cấp, xây dựng lại
cửa hàng xăng dầu hiện hữu đã hoạt động từ ngày 16 tháng 3 năm 2007 trở về
trước tại thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND ngày
09/5/2012.
2. Hồ sơ thẩm duyệt về PCCC đối với cửa hàng kinh
doanh xăng dầu được tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ tại phòng tiếp nhận hồ
sơ thẩm duyệt của Phòng hướng dẫn chỉ đạo về phòng cháy thuộc Sở Cảnh sát PC&CC thành phố Hồ
Chí Minh tại địa chỉ: Số 254 đường Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Cư Trinh, quận
1.
3. Hồ sơ thẩm duyệt về PCCC gồm:
a. Văn bản đề nghị thẩm duyệt về
PCCC của chủ đầu tư, trường hợp chủ đầu tư uỷ quyền cho đơn vị khác thực hiện
thì phải có văn bản uỷ quyền kèm theo;
b. Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình (bản vẽ hiện
trạng và cải tạo) và bản thuyết minh thể hiện các nội dung sau:
- Mặt bằng tổng thể vị trí xây
dựng cửa hàng xăng dầu thể hiện ranh thửa đất, ranh lộ giới và phải bảo đảm
khoảng cách an toàn từ cột bơm và cụm bể tới ranh của công trình ngoài khu vực
cửa hàng;
- Mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng
công trình thể hiện quy mô xây dựng, bậc chịu lửa của công trình, khoảng cách
giửa các hạng mục xây dựng trong cửa hàng;
- Dung tích bể, chi tiết lắp đặt
bể chứa xăng dầu và đường ống công nghệ;
- Hệ thống thu hồi hơi xăng dầu
từ bể chứa về xe bồn (theo Phụ lục I);
- Hệ thống xử lý nước thải nhiểm
xăng dầu;
- Hệ thống điện; hệ thống chống
sét đánh thẳng, cảm ứng và tĩnh điện;
- Trang thiết bị phòng cháy và
chữa cháy gồm:
+ Hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động hoặc điều khiển bằng tay. Hệ thống này phải là loại chuyên dụng chữa cháy xăng dầu (theo Phụ lục II);
+ Hệ thống kết nối trung tâm cảnh báo cháy của Sở Cảnh sát PC&CC thành phố Hồ Chí Minh (theo Phụ lục III);
+ Phương tiện, dụng cụ chữa cháy
ban đầu.
Hồ sơ thẩm duyệt về PCCC gồm 03
bộ.
c. Thời gian thẩm duyệt về PCCC cửa hàng xăng dầu
không quá 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ
sơ hồ sơ hợp lệ.
4. Điều kiện để thẩm duyệt về PCCC :
- Việc sửa chữa, nâng cấp xây dựng lại cửa hàng xăng
dầu hiện hữu đã hoạt động từ ngày 16 tháng 3 năm 2007 trở về trước trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các yêu cầu về điều kiện an
toàn phòng cháy, chữa cháy của Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND ngày 09/5/2012 của
Ủy ban nhân dân thành phố và quy chuẩn QCVN 01:2013/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu.
- Trong trường hợp không đáp ứng theo QCVN
01:2013/BCT, thì cần phải có các giải pháp tăng cường thiết kế bổ sung hệ thống
chữa cháy cố định hoặc tự động cho cửa hàng xăng dầu, trang bị bình chữa cháy
tự động cho các cột xuất xăng dầu, có giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan như
xây tường theo quy định..., các giải pháp tăng cường bổ sung phải được thẩm
duyệt phòng cháy, chữa cháy theo quy định.
5. Sau khi công trình đã được xây dựng hoặc cải tạo
theo đúng hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt về PCCC, Sở Cảnh sát PC&CC thành
phố Hồ Chí Minh sẽ tiến hành kiểm tra nghiệm thu về PCCC theo quy định.
6. Các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố phải
lắp đặt hoàn thành hệ thống thu hồi hơi xăng dầu từ bể chứa về xe bồn, hệ thống
kết nối trung tâm cảnh báo cháy và hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động hoặc
điều khiển bằng tay đến hết tháng 06/2014.
Trên đây là hướng dẫn hồ sơ thiết kế sửa chữa, nâng
cấp, xây dựng lại cửa hàng kinh doanh xăng dầu hiện hữu theo Quyết định số
17/2012/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố. Sở Cảnh
sát PC&CC thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh xăng
dầu thực hiện./.
PHỤ LỤC 1
HỆ
THỐNG THU HỒI HƠI XĂNG DẦU
THEO
QUY CHUẨN QCVN 01:2013/BCT
1. Hệ thống thu hồi hơi phải đảm
bảo toàn bộ hơi xăng dầu sinh ra trong quá trình nhập hàng phải được hoàn lưu
về xitéc của ô tô. Các thiết bị sử dụng trong hệ thống thu hồi hơi phải làm
bằng vật liệu chịu xăng dầu và không cháy.
2. Yêu cầu chung đối với hệ thống
thu hồi hơi:
- Hệ thống van thở của các bể
chứa phải đáp ứng các quy định tại khoản 9 Điều 10 quy chuẩn QCVN 01:2013/BCT.
- Họng chờ thu hồi hơi của cửa
hàng được lắp đặt độc lập tương ứng với hệ thống van thở của bể chứa.
- Các khớp nối nhanh phải đảm bảo
yêu cầu chất lượng và độ kín: gioăng cao su phải là loại chịu dầu, đầu đực và
đầu cái của các khớp nối nhanh tại cửa hàng xăng dầu và trên ôtô xitéc phải
đồng bộ.
- Sau khi lắp đặt hệ thống phải
tiến hành thử nghiệm độ kín và kiểm tra chất lượng của các chi tiết van thở,
van chặn, khớp nối nhanh,... của toàn bộ hệ thống.
Sơ
đồ và nguyên lý của một hệ thống thu hồi hơi xăng dầu điển hình
PHỤ LỤC II
HỆ THỐNG CHỮA CHÁY ĐIỂN HÌNH TẠI
CỬA HÀNG XĂNG DẦU
1.
Mô tả thiết bị
Đây là hệ thống chữa cháy ban đầu
có khả năng triển khai nhanh và hiệu quả nhằm khống chế đám cháy từ khi mới
phát sinh và ngăn chặn không cho cháy lan. Hệ thống gồm 01 máy bơm chữa cháy,
01 bộ chia tỷ lệ foam, 01 thùng foam. Tất cả được kết nối với nhau qua đường ống
và van, hệ thống có thể được đặt trên 01 dàn khung có bánh xe để di chuyển.
Ngoài ra, hệ thống còn có ống hút và giỏ lọc rác, vòi phun, lăng phun…
2.
Chức năng và thông số kỹ thuật cơ bản
- Phun hỗn hợp nước và foam để
chữa cháy tại cửa hàng xăng dầu, hóa chất, cao su… ngoài ra hệ thống có thể
phun nước chữa cháy như hệ thống họng nước chữa cháy thông thường.
- Thiết bị sử dụng máy bơm chữa
cháy động cơ điện hoặc động cơ đốt trong (trường hợp sử dụng bơm điện thì cửa
hàng xăng dầu phải có máy phát điện dự phòng), máy bơm có lưu lượng và cột áp
đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật. Tỷ lệ hòa trộn foam 6% và thùng phuy chứa foam
200 l. Trường hợp, cửa hàng xăng dầu chưa có nguồn nước chữa cháy phải lắp đặt
thêm 01 bồn chứa nước tối thiểu 4000 l.
Hướng dẫn thủ tục hành chính đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu tại TP.HCM
Để thực hiện tốt Đề án quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố đạt hiệu quả cao, cũng như hướng dẫn cho các đơn vị có nhu cầu kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố biết về thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu. ngày 14 tháng 12 năm 2010 Sở Công thương có văn bản hướng dẫn về thủ tục xây dựng mới cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố.
I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
Quy trình này hướng dẫn thực hiện thủ tục hành trong hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cho các cá nhân, tổ chức, nhà đầu tư có nhu cầu kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố và thủ tục hành chính tại các sở, ngành.
II. QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT HỒ SƠ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU
Bước 1: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư để Cấp giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp mới hoặc bổ sung ngành kinh doanh xăng dầu theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Sau khi đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp về kinh doanh xăng dầu, Doanh nghiệp thực hiện tiếp bước 2.
Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường để thực hiện thủ tục cung cấp thông tin xác định địa điểm đầu tư và cung cấp thông tin quy hoạch, thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo thẩm quyền và hướng dẫn lập giấy cam kết bảo vệ môi trường.
Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ của doanh nghiệp Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành họp Tổ liên ngành theo quy chế phối hợp tại Quyết định số 20/2008/QĐ-UB ngày 21/3/2008 UBND TP bao gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Sở Công Thương, UBND Quận - huyện, Sở Xây dựng, Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy để xác định địa điểm đầu tư của doanh nghiệp có phù hợp với quy hoạch không?
Sau khi đã được Sở Tài nguyên và Môi trường chấp thuận chủ trương cho giao đất, thuê đất, doanh nghiệp thực hiện tiếp bước 3.
* Lưu ý: Trường hợp địa điểm xin đầu tư trạm xăng không phù hợp quy hoạch theo Quyết định số 39/2007/QĐ-UB ngày 06/3/2007 của Ủy ban nhân dân Thành phố, Doanh nghiệp có văn bản gửi Sở Công Thương. Sở Công Thương căn cứ vào nhu cầu phát triển hệ thống của hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp cùng Sở ngành nghiên cứu xem xét và trình Ủy ban nhân dân thành phố bổ sung vào quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố trước khi thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Bước 3: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Sở Tài Chính về Thực hiện nghĩa vụ tài chính khi được nhà nước giao đất, thuê đất.
Sau khi doanh nghiệp đã thực hiện nghĩa vụ tài chính với Sở Tài chính doanh nghiệp quay trở lại Sở Tài nguyên và Môi trường để nhận giấy chứng nhận Sử dụng đất và thực hiện tiếp bước 4.
Bước 4: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy về Thủ tục thẩm duyệt phòng cháy.
Sau khi đã được Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy chứng nhận đã thẩm duyệt phòng cháy, doanh nghiệp thực hiện tiếp bước 5.
Bước 5: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Sở Xây dựng hoặc UBND quận, huyện theo phân cấp của UBND TP tại Quyết định số 65/2010/QĐ-UBND ngày 14/09/2010 của UBND TP về ban hành quy định cấp Giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi đã được Sở Xây dựng hoặc UBND quận, huyện cấp giấy phép xây dựng, doanh nghiệp thực hiện tiếp bước 6.
Bước 6: Là giai đoạn doanh nghiệp đã xây dựng hoàn thành công trình cửa hàng xăng dầu.
1. Doanh nghiệp liên hệ với Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy về Thủ tục nghiệm thu Cấp giấy chứng nhận Đủ điều kiện Phòng cháy và Chữa cháy.
2. Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Sở Khoa học và Công nghệ (Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) về Thủ tục kiểm định trụ bơm và thiết bị đo lường.
Sau khi đã được Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp giấy chứng nhận kiểm định, doanh nghiệp thực hiện tiếp bước 7.
Bước 7: Doanh nghiệp tập hợp các giấy chứng nhận của các Sở và nộp hồ sơ tại Sở Công thương để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu.
*Hồ sơ chỉ được giải quyết kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và ngày hẹn được tính theo ngày làm việc.
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
3. Sở tài chính:
4. Sở Cảnh sát PC&CC thành phố:
5. Sở Xây dựng:
6. Sở Khoa học & Công nghệ:
7. Sở Công thương:
|
05 ngày
25 ngày
15 ngày
10 ngày
20 ngày
07 ngày
15 ngày
|
III. HỒ SƠ, THỦ TỤC CỦA TỪNG SỞ, NGÀNH
1. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch & Đầu tư:
Thực hiện theo Điều 19; 20; 21; 22; 33; 34; 35 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký Doanh nghiệp:
* Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
a) Đăng ký doanh nghiệp tư nhân:
- Thực hiện theo Điều 19 Nghị định 43/2010/NĐ-CP.
b) Đăng ký kinh doanh đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh:
- Thực hiện theo Điều 20 Nghị định 43/2010/NĐ-CP.
c) Đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Thực hiện theo Điều 21 Nghị định 43/2010/NĐ-CP.
d) Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với các công ty được thành lập trên cơ sở chia, tách, hợp nhất và đối với công ty nhận sáp nhập
- Thực hiện theo Điều 22 Nghị định 43/2010/NĐ-CP.
đ) Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh
- Thực hiện theo Điều 33 Nghị định 43/2010/NĐ-CP.
e) Đăng ký bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh
- Thực hiện theo Điều 34 Nghị định 43/2010/NĐ-CP.
f) Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
- Thực hiện theo Điều 35 Nghị định 43/2010/NĐ-CP.
2. Hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của Sở Tài nguyên & Môi trường:
Căn cứ Quyết định 19/2008/QĐ-UBND ngày 21/03/2008 của UBND TP quy định về thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thành phố.
Người xin sử dụng đất nộp hồ sơ (01 bộ chính, 08 bộ photo) tại Sở Tài nguyên và Môi trường với thành phần hồ sơ như sau:
a) Đơn giao đất, thuê đất, hoặc chuyển mục đích sử dụng đất (mẫu đơn theo Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý quản lý hồ sơ địa chính).
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao) hoặc giấy xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư nước ngoài (bản chính).
c) Dự án đầu tư (bản chính), nội dung dự án đầu tư theo quy định tại Điều 6 Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của chính phủ.
d) Bản trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính khu đất (bản chính).
đ) Báo cáo tài chính của chủ đầu tư và bản kê khai về tình trạng sử dụng đất của tất cả dự án đã được nhà nước giao đất, cho thuê đất trước đó.
- Sau khi nhận đủ hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với các cơ quan liên ngành để giải quyết hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng theo quy chế phối hợp tại Quyết định số 20/2008/QĐ-UB ngày 21/3/2008 UBND TP.
- Trong thời hạn không quá 15 ngày (làm việc) kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, người xin sử dụng đất sẽ nhận được văn bản trở lời cho phép đầu tư hoặc không cho phép đầu tư của Sở TN&MT. Trường hợp chon phép đầu tư, người xin sử dụng đất hợp đồng với đơn vị trích đo bản đồ địa chính để điều chỉnh ranh đất (nếu có thay đổi) theo ý kiến của Tổ công tác liên ngành và tiến hành kiểm định bản đồ.
- Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp bản đồ địa chính khu đất đã được kiểm định, người xin sử dụng đất sẽ nhận được Quyết định giao đất hoặc cho thuê đất do UBND TP gửi và trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp chứng từ chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ về tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ hoặc ký hợp đồng thuê đất sẽ được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Sở TN&MT.
3. Hồ sơ về xác định nghĩa vụ tài chính khi được nhà nước giao đất, cho thuê đất của Sở Tài chính:
Sau khi Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận giao đất hoặc thuê đất, đơn vị sử dụng đất nộp hồ sơ tại Sở Tài chính với thành phần hồ sơ như sau:
a) Văn bản chấp thuận giao đất hoặc cho thuê đất của UBND TP để đầu tư xây dựng cửa hàng xăng dầu (1 bản sao y).
b) Văn bản của Sở QH&KT hoặc của UBND quận, huyện hoặc cơ quan chức năng theo thẩm quyền cung cấp thông tin về các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc để thẩm định giá (1 bản sao y).
c) Bản đồ hiện trạng vị trí đất tỷ lệ 1/500 trên nền địa chính mới do đơn vị tư vấn có chức năng đo đạc bản đồ lập được Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra nội nghiệp (bản chính).
d) Chứng thư kèm theo báo cáo kết quả định giá do đơn vị tư vấn có chức năng định giá theo danh sách Bộ Tài chính công bố hàng năm lập theo quy định tại thông tư 145/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất và Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27/07/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 188/2004/NĐ-CP và Quyết định 129/2008/QĐ-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính về việc ban hành 06 tiêu chuẩn thẩm định giá (đợt 3) (bản chính).
e) Văn bản đề nghị thẩm giá của đơn vị sử dụng đất (bản chính).
Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc, Sở Tài chính phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở QH&KT và Sở Công Thương thực hiện thẩm định trình UBND TP ban hành Quyết định phê duyệt mức nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định.
4. Hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy của Sở Cảnh sát PC&CC thành phố:
a) Văn bản đề nghị thẩm duyệt về PCCC của chủ đầu tư, trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo;
b) Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình và bản thuyết minh thể hiện các nội dung sau:
- Mặt bằng tổng thể vị trí xây dựng cửa hàng xăng dầu thể hiện ranh thửa đất, ranh lộ giới và phải bảo đảm khoảng cách an toàn từ cột bơm, cụm bể tới ranh của công trình ngoài khu vực cửa hàng, đường dây dẫn điện, dây thong tin quốc gia trên cột.
- Mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình thể hiện quy mô xây dựng, bậc chịu lửa của công trình, khoảng cách giửa các hạng mục xây dựng trong cửa hàng.
- Dung tích bể, chi tiết lắp đặt bể chứa xăng dầu và đường ống công nghệ.
- Hệ thống xử lý nước thải nhiểm xăng dầu.
- Hệ thống điện, hệ thống chống sét đánh thẳng, cảm ứng và tĩnh điện.
- Trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy.
Hồ sơ thẩm duyệt về PCCC gồm 03 bộ, nếu hồ sơ thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt kèm theo và hồ sơ phải có xác nhận của chủ đầu tư.
d) Thời gian thẩm duyệt về PCCC cửa hàng xăng dầu không quá 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Cửa hàng kinh doanh xăng dầu phải thiết kế đảm bảo đúng các yêu cầu về PCCC của Tiêu chuẩn TCVN 4530: 1998 “cửa hàng xăng dầu-yêu cầu thiết kế”. Ngoài ra còn phải tuân theo các quy định hiện hành liên quan của Nhà nước.
Sau khi công trình đã được xây dựng hoặc cải tạo đúng hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt, Sở Cảnh sát PC&CC TP sẽ tiến hành kiểm tra nghiệm thu và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC trước khi đưa vào hoạt động kinh doanh theo quy định.
5. Hồ sơ cấp phép xây dựng của Sở Xây dựng và của Ủy ban nhân dân quận, huyện:
Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xăng dầu thực hiện theo quy định về cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép hiện hành.
Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng gồm:
a) Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (01 bộ bản chính), theo mẫu 1 - Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ.
b) Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất quy định tại Điều 3 của Quyết định số 68/2010/QĐ-UBND ngày 14/09/2010 của Uỷ ban nhân dân thành phố (01 bộ).
c) Bản vẽ thiết kế xin phép xây dựng công trình (02 bộ bản chính).
- Tổng mặt bằng công trình trên lô đất, tỷ lệ 1/200 hoặc tỷ lệ 1/500; kèm theo họa đồ vị trí công trình có thể hiện số lô, ranh thửa đất và ranh lộ giới.
- Mặt bằng các tầng mặt đứng và mặt cắt điển hình của công trình, tỷ lệ 1/100 hoặc tỷ lệ 1/200.
- Mặt bằng, mặt cắt móng công trình; sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, chất thải, tỷ lệ 1/100 hoặc tỷ lệ 1/200.
- Bản vẽ thiết kế phải được thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy của Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
Người nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng phải lập thành 02 bộ hồ sơ và nộp tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Thời hạn giải quyết cấp giấy phép xây dựng không quá 20 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ.
6. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận kiểm định của Sở Khoa học & Công nghệ:
a) Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có thể xin cấp giấy chứng nhận kiểm định cột đo xăng dầu và thiết bị đo lường (phương tiện đo) tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Tp.HCM - 263 Điện Biên Phủ, phường 7, Quận 3 (doanh nghiệp có thể đăng ký trực tiếp hoặc có thể điện thoại số 39307365 - 39307203 để đăng ký) hoặc các đơn vị khác có chức năng kiểm định.
b) Thành phần hồ sơ, quy trình kiểm định (tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) như sau:
* Thành phần hồ sơ đăng ký kiểm định phương tiện đo theo biểu mẫu:
- Khi đăng ký kiểm định phương tiện đo, khách hàng cần cung cấp thông tin: Tên cơ quan, công ty hoặc cơ sở; địa chỉ, điện thoại/Fax.
- Tên phương tiện đo, các đặc trưng kỹ thuật (phạm vi đo, cấp chính xác, kiểu, số lượng).
- Tên người đăng ký và các yêu cầu khác (ngày kiểm định, nơi thực hiện, các hỗ trợ cần thiết…).
- Người nhận mẫu sẽ thống nhất với khách hàng ngày thực hiện kiểm định phương tiện đo và khách hàng nhận bản đề nghị thanh toán phí kiểm định phương tiện đo.
- Phòng Đo lường tiến hành kiểm định phương tiện đo. Kiểm định viên sẽ tiến hành kiểm định phương tiện đo theo kế hoạch được phân công.
- Khách hàng thanh toán phí kiểm định tại bộ phận Tài vụ và nhận Giấy chứng nhận kiểm định hay thông báo kết quả kiểm định tại Phòng Đo lường.
7. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu của Sở Công thương:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, theo mẫu số 3 Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân chủ sở hữu cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
c) Bản kê trang thiết bị của cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (Được xây dựng và có trang thiết bị theo đúng các quy định hiện hành về tiêu chuẩn cửa hàng kinh doanh xăng dầu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành) và tài liệu chứng minh tính hợp pháp về xây dựng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
d) Bản sao hợp lệ chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ của cán bộ quản lý và nhân viên cửa hàng theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo nghiệp vụ kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành).
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo mẫu số 4 của Nghị định 84/2009/NĐ-CP, trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Sở Cảnh sát PC&CC TP. Hồ Chí Minh
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)