Trang

2/6/14

Điều kiện về phòng chống cháy nổ trong kinh doanh xăng dầu?

 Để bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ trong kinh doanh xăng dầu cần tuân thủ các điều kiện quy định tại Luật Phòng cháy và chữa cháy (Luật PCCC), các Nghị định của Chính phủ: số 84/2009/NĐ-CPngày 15.10.2009 về kinh doanh xăng dầu (NĐ 84), số 35/2003/NĐ-CP ngày 04.4.2003quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (NĐ35),  số 46/2012/NĐ-CP ngày 22.5.2012 (NĐ46) về sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ 35 và số 104/2009/NĐ-CP ngày09.11.2009 quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằngphương tiện giao thông cơ giới đường bộ (NĐ 104).
- NĐ84 quy định:
* Cơ sở kinh doanh xăng dầu phải thường xuyên bảo đảm các quy định của pháp luật vềphòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanhxăng dầu (Điều 6).
*Thương nhân kinh doanh xăng dầu phải tổ chức kiểm tra định kỳ các cơ sở kinhdoanh xăng dầu để thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòngcháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường (Điều6).
*Các cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh, nhân viên trực tiếpsử dụng phương tiện vận tải tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu phảiđược đào tạo nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môitrường theo qui định hiện hành (Mục 5Điều 13; Mục 3 Điều 14; Mục 3, Điều 15; Mục 3 Điều 18; Mục 3 Điều 19).
- Cụ thể như sau:
(a)Điều kiện an toàn Phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở chế biến, tồn chứa và phânphối xăng dầu:
Đốivới cơ sở sản xuất, chế biến xăng dầu; kho xăng dầu có tổng dung tích 500m3trở lên; cửa hàng kinh doanh xăng dầu, trước khi đưa vào hoạt động Người đứng đầucơ sở phải có văn bản thông báo cam kết với Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữacháy về việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy; đồng thờigửi kèm theo các giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng đầy đủ các điều kiệnan toàn về phòng cháy và chữa cháy, bao gồm:
- Bảnsao “Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy”; văn bản nghiệm thuvề phòng cháy và chữa cháy;
- Bảngthống kê các phương tiện phòng cháy và chữa cháy; phương tiện, thiết bị cứu ngườiđã trang bị cho cơ sở;
- Quyếtđịnh thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những ngườiđã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy;
- Phươngán chữa cháy;
- Bảnsao các quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòngcháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơsở;
- Quyđịnh về phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy của cơ sở;
- Cácquy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với đặc điểm tínhchất hoạt động của cơ sở.
(Theo Mục 1, Điều 1 và Phụ lục 2 của NĐ 46)
(b)Điều kiện an toàn Phòng cháy chữa cháy trong hoạt động vận chuyển xăng dầu:
Đốivới Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn phòngcháy chữa cháy, gồm tàu thủy, tầu hỏa chuyên dùng vận chuyển xăng dầu, khi chếtạo mới hoặc hoán cải phải được thẩm duyệt và nghiệm thu về Phòng cháy chữacháy. Trước khi đưa vào hoạt động, chủ phương tiện phải có văn bản thông báocam kết với Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về việc đáp ứng đầy đủ cácđiều kiện về phòng cháy và chữa cháy; đồng thời gửi kèm theo các giấy tờ, tàiliệu chứng minh việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữacháy, cụ thể như sau:
- Bảnsao “Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy”; văn bản nghiệm thuvề phòng cháy và chữa cháy;
- Bảnsao các quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòngcháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơsở;
- Bảnsao giấy chứng nhận đã qua huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy của Cơquan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền cấp cho người điều khiểnphương tiện làm việc;
- Bảngthống kê các phương tiện phòng cháy và chữa cháy; phương tiện, thiết bị cứu ngườiđã trang bị cho phương tiện;
(Theo Mục 1, Điều 1 của NĐ 46)
Đốivới Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển xăng dầu phải có “giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm vềcháy nổ” do Bộ Công An cấp.
(Theo Mục 3, Điều 12 NĐ 35; Điều 18 NĐ 104 và Thông tư số 35/2010/TT-BCA ngày11.10.2010 của Bộ Công An quy định về cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ côngnghiệp và hàng nguy hiểm).
(c) Về việc kiểm traviệc chấp hành các quy định của Pháp luật về phòng cháy và chữa cháy (Điều 19 NĐ 35):
· Nộidung kiểm tra bao gồm:
- Việcthực hiện điều kiện về an toàn Phòng cháy chữa cháy đối với các cơ sở chế biến,tồn chứa và phân phối xăng dầu, phương tiện vận chuyển xăng dầu theo quy định củaNĐ 35 và các quy định khác của Pháp luật.
- Việcthực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy đối với người đứng đầu cơ sở kinhdoanh xăng dầu theo quy định của NĐ 35 và các quy định khác của Pháp luật.
- Việcchấp hành các tiêu chuẩn và quy định của pháp luật về Phòng cháy và chữa cháyvà các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của Người hoặc cơ quan có thẩm quyền.
· Chếđộ kiểm tra: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét